27 điều kế toán ít quan tâm nhưng lại vô cùng thực tế!

20/12/2022

Đôi khi kế toán thường hay gặp phải những tình huống dở khóc dở cười vì bỏ qua nhứng điều nhỏ nhặt nhưng vô cùng quan trọng. Trong bài viết này, Phần mềm DTH xin chia sẻ “27 điều kế toán ít quan tâm nhưng lại vô cùng thực tế” rất hữu ích cho các kế toán viên dịp cuối năm này nhé.

27 điều kế toán ít quan tâm nhưng lại vô cùng thực tế

1) Đầu năm kế toán hay quên bút toán kết chuyển lãi lỗ đầu năm, hay quên hạch toán lệ phí môn bài.

2) Bị sai sổ sách kế toán thường áp dụng phương pháp là làm lại toàn bộ sổ sách và ký lại. Hãy đọc chuẩn mực kế toán cách điều chỉnh hồi tố và phi hồi tố.

3) Hóa đơn đầu vào quên chưa kê khai (ví dụ năm 2021) thì được quyền kê khai bổ sung vào năm 2022.

4) Chưa làm thông báo phát hành hóa đơn thì không cần phải báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn.

5) Không khấu trừ thuế 10 % đối với lao động dưới 3 tháng có thu nhập 2tr trở lên thì phải làm cam kết 08/CK -TNCN (Điều kiện có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế 10% nhưng ước tính tổng thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ giảm trừ gia cảnh chưa đến mức nộp thuế và tại thời điểm làm cam kết có MST TNCN), Mẫu cam kết 08/CK -TNCN này người lao động ký, nếu kế toán ký sau này phát sinh kiện tụng rất vất vả.

6) Công ty mới thành lập chưa phát sinh gì vẫn phải nộp tờ khai thuế GTGT, BCTC và Quyết toán thuế TNDN3. Công ty mới thành lập chưa phát sinh gì vẫn phải nộp tờ khai thuế GTGT, BCTC và Quyết toán thuế TNDN

7) "Hóa đơn bắt buộc phải ký sống" -> Điều này không đúng bởi hóa đơn không phải chứng từ tiền (luật kế toán) có thể ký qua giấy than vô tư. Phiếu thu, phiếu chi bắt buộc phải ký sống.

8) "HĐĐT có ngày lập và ngày ký khác nhau là không hợp lệ" -> Điều này là sai. Vẫn hợp lệ theo khoản 9, điều 10, NĐ123/2020/NĐ-CP.

9) Lỗi chữ ký số là do đơn vị cung cấp ==> Vấn đề này sai vì thường máy tính của kế toán xảy ra lỗi như Java, HTKK,... Nếu gặp nhà mạng nào cứng thì cứ theo hợp đồng sẽ không hỗ trợ. Kế toán cần cập nhập kiến thức tin học.

10) Hoá đơn điện tử theo TT78/2021 thì không phải nộp Báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn.

11) . Kế toán bị lệ thuộc vào thuế mà quên đi các nguyên tắc kế toán: Ví dụ Khấu hao TSCĐ cứ áp theo TT 45/2013 mà quên đi DN có thể áp theo Quy định công ty đây gọi là Chế ngự thuế. Rất nhiều Doanh nghiệp vừa và nhỏ làm kế toán theo quy định của thuế mà áp. Hãy đặt ra câu hỏi chúng ta phụ thuộc hay độc lập giữa kế toán và thuế.

12) Những chi phí không hợp lý kế toán những công ty nhỏ cứ loại ra mà không hạch toán, quên đi đó là chi phí kế toán của doanh nghiệp. Nên thành ra nhiều BCTC không trung thực, minh bạch, không phản ánh đúng thực trạng doanh nghiệp.

13) Góp vốn toàn là vốn ảo. Đi vay ngân hàng nhiều, vay mượn tiền của Sếp không lãi suất để mua sắm nên chi phí lãi vay không hợp lý. Tình trạng này rất phổ biến và có nguy cơ bị ấn định thuế TNCN với cá nhân cho vay và khống chế chi phí lãi vay do GDLK theo NĐ132/2020/NĐ-CP.

14) Mượn CMND để tăng chi phí lương -> Xảy ra nhiều lao động không hiểu sao mình đã có MST rồi. Cơ quan thuế có công cụ đối chiếu trên hệ thống nên cũng dễ biết. Có thể do chưa đến mức nộp thuế nên chưa xảy ra vấn đề.

15) Tự làm bảng kê 01/TNDN kê những khoản chi phí không thực tăng chi phí, không thoả mãn điều kiện tại điều 4 TT96/2015/TT-BTC. Đây là con dao 2 lưỡi nên cận thận.

16) Các chỉ tiêu B2-B7, B9-B11 trên TK 03A/TNDN các doanh nghiệp đều bỏ qua. Chính vì luật thuế và kế toán luôn xảy ra mâu thuẫn.

17) Kế toán luôn nhầm giữa 2 cụm từ Hủy và Xoá bỏ. Ngay cả thế nào là biên bản thu hồi và biên bản hủy còn lẫn lộn. Xem kỹ thêm ở NĐ 123.

18) "Xuất bán hàng hóa, dịch vụ dưới 200.000 là không phải xuất hóa đơn" -> Trong quá trình bán hàng khuyến khích xuất hóa đơn

19) "Hóa đơn bán lẻ trị giá dưới 200k vẫn được đưa vào chi phí" -> Điều này không đúng vì hóa đơn bán lẻ không phải hóa đơn tài chính không đủ 3 yếu tố hợp lý, hợp pháp, hợp lệ.

20) Tài khoản công ty và của Sếp lẫn lộn -> Hãy cận thận sau này. Nên tách bạch theo nguyên tắc thực thể kinh doanh.

21) Xuất hóa đơn mà không cân đối đầu vào, cuối cùng xảy ra các vấn đề âm kho.

22) Hàng tháng sếp hỏi sao nộp thuế nhiều thế -> Phải giải thích kỹ một phần trong đó là thuế của người mua nộp, doanh nghiệp bán chỉ kê khai và nộp hộ thôi. Thuế TNDN mới là thuế thực sự của doanh nghiệp.

23) Công ty không phát sinh chi trả lương thì không phải kê khai thuế TNCN hàng tháng/quý và không phải quyết toán thuế TNCN cuối năm.

24) Công ty không được lỗ quá 5 năm -> Lỗ là tình hình kinh doanh của Doanh nghiệp, không phải chuyển lỗ không quá 5 năm.

25) Những khoản trên 20 triệu mà công ty nộp tiền mặt vào TK công ty khác mà cứ đinh ninh đã coi như là thanh toán qua ngân hàng. Nhưng đúng là phải ỦY NHIỆM CHI từ TK mình qua TK công ty khác. Từ 1/5/2021, khi mở TK hoặc thay đổi TK thì DN không cần phải đăng ký TK với Sở KHĐT.

26) Nếu công ty bị lỗ năm nào thì tiền lương tháng 13 và thưởng Tết năm đó không được tính vào chi phí hợp lý.

27) Đầu ra không chịu xuất hoá đơn, đầu vào cứ mua liên tục theo dõi trên bảng nhập xuất tồn thì hàng còn nhiều mà cứ mua mà sắp tới chả có một đơn hàng gì cả. Nguy cơ tiềm ẩn bán hàng không xuất hóa đơn.

Nếu còn băn khoăn và cần hỗ trợ thêm để KTV yên tâm không mắc những sai sót đau đầu này, các bạn có thể dùng thử và trải nghiệm các phần mềm của DTHSoft phần mềm kế toán chủ đầu tư (kế toán ban quản lý dự án)kế toán hành chính sự nghiệp (đơn vị HCSH)kế toán doanh nghiệp theo TT 133, TT 200 (DSoft Accounting).

Chúc các bạn thành công!

Nguồn: ST

Xem thêm:

Kinh nghiệm lập báo cáo tài chính 2022 đẹp, chuẩn

Mức thuế thu nhập cá nhân năm 2023 được áp dụng như thế nào?

Hướng dẫn cách đọc Báo cáo tài chính nhanh nhất

Sổ sách báo cáo tài chính năm 2022 gồm những gì? Thời hạn nộp?

Lịch nộp Tờ khai thuế, Báo cáo thuế 2023, Báo cáo tài chính 2022

Phần mềm kế toán chủ đầu tư theo Thông tư 79

Phần mềm kế toán hành chính sự nghiệp theo thông tư 107

Phần mềm kế toán doanh nghiệp mọi loại hình

 

Chat Online