Công chức đã từng làm việc và có thời gian đóng BHXH tại doanh nghiệp tư nhân thì sau khi trở thành công chức được xếp lương như thế nào? hãy cùng DTH tìm hiểu ở bài chia sẻ sau đây:
Ảnh minh họa: Nguồn Internet.
Hướng dẫn xếp lương với công chức đã có thời gian đóng BHXH tại doanh nghiệp
Theo quy định tại Điều 19 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định xếp ngạch, bậc lương đối với người được tuyển dụng, tiếp nhận vào làm công chức đã có thời gian công tác có đóng BHXH bắt buộc như sau:
- Trường hợp người được tuyển dụng hoặc được tiếp nhận vào làm công chức theo quy định tại Nghị định 138/2020/NĐ-CP, được bố trí làm việc theo đúng ngành, nghề đào tạo hoặc theo đúng chuyên môn nghiệp vụ trước đây đã đảm nhiệm thì:
Thời gian công tác có đóng BHXH bắt buộc theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội trước ngày tuyển dụng, tiếp nhận vào làm công chức (nếu có thời gian công tác có đóng BHXH bắt buộc không liên tục mà chưa nhận trợ cấp BHXH một lần thì được cộng dồn) ở trình độ đào tạo tương ứng với trình độ đào tạo theo yêu cầu của vị trí việc làm được tuyển dụng, tiếp nhận được tính để làm căn cứ xếp ngạch, bậc lương phù hợp với vị trí việc làm được tuyển dụng, tiếp nhận.
- Việc xếp lương ở ngạch công chức tương ứng với vị trí việc làm được tuyển dụng, tiếp nhận thực hiện theo quy định hiện hành.
Chẳng hạn, tại Thông tư 02/2021/TT-BNV hướng dẫn xếp lương công chức hành chính như sau:
Các ngạch công chức chuyên ngành hành chính áp dụng Bảng 2 (Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước) ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP, như sau:
- Ngạch Chuyên viên cao cấp (mã số 01.001) áp dụng bảng lương công chức loại A3, nhóm 1 (A3.1), từ hệ số lương 6,20 đến hệ số lương 8,00;
- Ngạch Chuyên viên chính (mã số 01.002) áp dụng bảng lương công chức loại A2, nhóm 1 (A2.1), từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78;
- Ngạch Chuyên viên (mã số 01.003) áp dụng bảng lương công chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
- Ngạch Cán sự (mã số 01.004) áp dụng bảng lương công chức loại A0, từ hệ số lương 2,10 đến hệ số lương 4,89;
- Ngạch Nhân viên (mã số 01.005) áp dụng bảng lương công chức loại B, từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06.
Trường hợp công chức ngạch nhân viên thực hiện nhiệm vụ lái xe cơ quan không có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên với chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm thì áp dụng Bảng 4 (Bảng lương nhân viên thừa hành, phục vụ trong các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp của nhà nước) ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP.
Tiền lương công chức thay đổi thế nào trong năm 2023?
Từ ngày 01/7/2023 thực hiện tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1,8 triệu đồng/tháng, tương đương tăng 20,8% so với mức lương cơ sở hiện hành. Hiện nay, mức lương cơ sở đang áp dụng là 1,49 triệu đồng/tháng.
Hiện hành, theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP, tiền lương công chức, viên chức được tính bằng công thức sau: Tiền lương = Lương cơ sở x Hệ số lương.
Ví dụ, với công chức loại A1 có hệ số lương khởi điểm là 2.34. Nếu tính theo mức lương cơ sở hiện hành 1,49 triệu đồng thì tiền lương nhận được là 3,486 triệu đồng/tháng.
Còn nếu tính theo mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng từ ngày 01/7/2023 thì tiền lương có thể lên tới 4,212 triệu đồng/tháng.
Như vậy, nếu tính theo mức lương cơ sở mới thì lương công chức trong trường hợp này tăng tới 725.400 đồng/tháng.
>>> Có thể bạn quan tâm:
Hiện nay, phần mềm Quản lý tiền lương và thuế TNCN (Dsoft HRM), phần mềm tiền lương dành cho khối HCSN là 1 trong những phần mềm ưu việt nhất trên thị trường, đáp ứng các quy định của Bộ tài chính, Bộ nội vụ...và đặc thù của ngành.
Đặc biệt thỏa mãn đối với một số cơ quan, tổ chức có tính chất đặc thù về các loại phụ cấp lương và tính chất lương như Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thuế và các tổ chức tương đương. Do đó, khi sử dụng phần mềm tính lương Dsoft HRM trong công việc, từ cán bộ tiền lương đến quản lý, lãnh đạo phụ trách có được công cụ hữu hiệu đảm bảo giải quyết triệt để các nghiệp vụ, sự vụ chính xác, nhanh chóng; giảm thiểu tối đa thời gian và nhân lực thực hiện như cách thức và phương pháp tính lương thông thường hiện đang sử dụng.
Cùng điểm lại lý do vì sao các đơn vị lựa chọn phần mềm Dsoft HRM cho công tác tính lương và thuế TNCN của đơn vị mình nhé:
- Chi phí đầu tư ban đầu phù hợp.
- Dich vụ chu đáo, nhiệt tình
- Đào tạo, hướng dẫn chuyên nghiệp
- Hiệu quả cao khi sử dụng sản phẩm
- Thời gian triển khai nhanh chóng.
- Nâng cấp, cập nhập, cải tiến phần mềm liên tục.
* Đặc biệt: Có khả năng tùy biến theo nhu cầu mà không cần đến sự can thiệp của đơn vị cung cấp phần mềm.
>>> Có thể bạn quan tâm và cần dùng thử : Phần mềm quản lý tiền lương Hành chính sự nghiệp <<<<
Nguồn: Sưu tầm - Thư viện Pháp luật.
Bài viết liên quan:
Phần mềm quản lý tiền lương hành chính sự nghiệp Dsoft HRM
Cục hải quan tỉnh Hà Tĩnh triển khai Phần mềm quản lý tiền lương Dsoft HRM
Ban quản lý dự án 6 - Bộ GTVT ứng dụng thành công PM Kế toán chủ đầu tư Dsoft CDT
Bài viết khác:
Cách tính thời gian bảo lưu đóng bảo hiểm thất nghiệp 2023
Phần mềm kế toán chủ đầu tư theo Thông tư 79
Hệ thống chứng từ bắt buộc của chế độ kế toán ban QLDA theo thông tư 79
Kế toán hành chính sự nghiệp là gì? Các định khoản kế toán hành chính sự nghiệp theo Thông tư 107
Giải thích nội dung và phương pháp ghi sổ kế toán - Thông tư 79/2019/TT-BTC
Danh mục sổ kế toán và các mẫu sổ còn lại - Hệ thống sổ KT của chế độ kế toán ban QLDA theo TT 79
Danh mục sổ kế toán và 13 mẫu sổ đầu tiên - Hệ thống sổ KT của chế độ kế toán ban QLDA theo TT 79
Hướng dẫn hạch toán của chế độ kế toán ban quản lý dự án thông tư 79/2019/TT-BTC