Kế toán hành chính sự nghiệp là gì? Các định khoản kế toán hành chính sự nghiệp theo Thông tư 107

09/01/2023

1. Kế toán HCSN là gì?

Kế toán hành chính sự nghiệp được hiểu đơn giản là kế toán làm việc, công tác, chấp hành các ngân sách, quản lý và điều hành các hoạt động tài chính, kinh tế trong phạm vi các đơn vị hành chính sự nghiệp ví dụ như bệnh viện, ủy ban, trường học,… 

ke-toan-hanh-chinh-su-nghiep-la-gi.pngẢnh minh họa: Kế toán hành chính sự nghiệp là gì?

Kế toán hành chính sự nghiệp sẽ có nhiệm vụ điều hành, quản lý hiệu quả các khoản chi tiêu và song song theo đó các đơn vị hành chính cần phải lập dự toán theo quy định. Thông qua các báo cáo tài chính, kinh phí sẽ được nhà nước cung cấp cho từng đơn vị cụ thể khác nhau.

Cũng chính vì như thế, kế toán hành chính sự nghiệp đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với ngân sách nhà nước.

2. Công việc của kế toán hành chính sự nghiệp

  1. Ghi chép và phản ánh một cách kịp thời, chính xác và đầy đủ về tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn, quá trình hình thành kinh phí và sử dụng nguồn kinh phí, tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại đơn vị.
  2. Kiểm soát và theo dõi tình hình chấp hành dự toán thu chi, tình hình triển khai các chỉ tiêu kinh tế tài chính và các tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước, đồng thời kiểm tra tình hình quản lý, sử dụng vật tư tài sản ở đơn vị, kiểm tra việc chấp hành kỷ luật thu, nộp ngân sách, chấp hành kỷ luật thanh toán và chế độ chính sách của Nhà nước.
  3. Kiểm soát và theo dõi tình hình phân phối nguồn kinh phí cho các đơn vị cấp dưới cần dự toán và cả tình hình chấp hành dự toán thu, chi và quyết toán của các đơn vị này.
  4. Định kỳ lập và nộp các báo cáo tài chính cho các cơ quan quản lý cấp trên và cơ quan tài chính đúng hạn theo quy định.
  5. Cung cấp các thông tin và tài liệu cần thiết phục vụ cho việc xây dựng kế hoạch dự toán, xây dựng định mức chi tiêu, phân tích và đánh giá hiệu quả của việc sử dụng các nguồn kinh phí tại đơn vị.

3. Nội dung của kế toán hành chính sự nghiệp

  1. Kế toán tiền và vật tư: Phản ánh về tình hình giao nhận dự toán, tình hình thu, chi Ngân sách Nhà nước; phản ánh tình hình tăng, giảm vật tư và các cách xử lý nguồn kinh phí đã nhận trong kỳ.
  2. Kế toán tài sản cố định: Thực hiện việc hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến tài sản cố định như: mua sắm, xin được cấp, tính hao mòn tài sản cố định, thanh lý tài sản cố định,… Đặc biệt, thấy rõ sự khác nhau giữa tính hao mòn tài sản cố định trong đơn vị hành chính sự nghiệp và tính khấu hao tài sản cố định trong các doanh nghiệp, bao gồm:

- Khấu hao tài sản cố định trong doanh nghiệp tính theo từng tháng (1 lần/tháng vào cuối mỗi tháng).

- Hao mòn tài sản cố định trong đơn vị hành chính sự nghiệp tính theo năm (1 lần/năm vào cuối mỗi năm).

  1. Kế toán các khoản thu: Bao gồm các nghiệp vụ cho thấy sự khác nhau trong cách hạch toán khoản thu giữa đơn vị hành chính sự nghiệp có thu (là các khoản thu sử dụng tài khoản 511) và đơn vị hành chính có sản xuất kinh doanh (là các khoản phải thu và sử dụng tài khoản 311) còn trong các doanh nghiệp các khoản phải thu sử dụng tài khoản 131.
  2.  Kế toán các khoản tiền lương và bảo hiểm: Hạch toán các nghiệp vụ tính, chi lương và các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN trong các đơn vị hành chính sự nghiệp.
  3.  Kế toán các khoản phải trả: Bao gồm các khoản phải trả cho các đối tượng trong đơn vị hành chính sự nghiệp như: nhà cung cấp, học sinh sinh viên và một số các đối tượng khác.
  4. Kế toán các nguồn kinh phí: Thực hiện các bút toán kế toán về việc nhận dự toán do Ngân sách Nhà nước cấp là việc tăng các loại nguồn kinh phí như: nguồn kinh phí hoạt động, nguồn kinh phí dự án,…
  5. Kế toán nguồn kinh phí kinh doanh: Để có thể nhận định được nguồn kinh phí sản xuất kinh doanh của các đơn vị hành chính sự nghiệp đến từ đâu? Nên sử dụng nguồn kinh phí đó như thế nào? Hạch toán nguồn kinh phí kinh doanh trong các đơn vị hành chính sự nghiệp có gì khác so với hạch toán nguồn vốn kinh doanh trong các doanh nghiệp?
  6. Kế toán các khoản chi: Để có thể nhận định được sự khác nhau giữa việc chi cho các hoạt động thường xuyên, hoạt động không thường xuyên, chi dự án hay chi theo đơn đặt hàng của Nhà nước. Đồng thời, lên kế hoạch sử dụng một cách hợp lý các nguồn kinh phí chi đó.
  7. Kế toán các khoản doanh thu: Mục đích là để phản ánh các khoản doanh thu tại các đơn vị hành chính sự nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh.
  8. Kế toán các khoản chi phí: Bao gồm kế toán các khoản chi phí cho sản xuất kinh doanh tại đơn vị hành chính sự nghiệp như: chi lương, tiền công, phụ cấp, nhập nguyên vật liệu cho sản xuất, chi phân bổ công cụ dụng cụ sản xuất, chi tính hao mòn tài sản cố định,…
  9. Kế toán các bút toán kết chuyển cuối kỳ: Là các trường hợp xử lý các loại dự toán, các loại nguồn kinh phí cũng như các khoản chi vào cuối kỳ kế toán năm.
  10.  Kế toán các sổ sách và báo cáo tài chính: Liệt kê các loại sổ sách cần in ra vào cuối kỳ kế toán năm và mục đích in từng loại sổ; lập các báo cáo tài chính cần thiết để cung cấp thông tin cho các đối tượng bên trong và ngoài đơn vị.

4. Các định khoản kế toán hành chính sự nghiệp theo Thông tư 107

  1. Rút tiền gửi Kho bạc, ngân hàng về quỹ tiền của đơn vị sẽ ghi là:

Nợ TK 111 – Tiền mặt.

Có TK 112 – Tiền gửi kho bạc, ngân hàng.

  1. Rút tạm ứng dự toán chi hoạt động để tiêu cho đơn vị:
  2. Ghi khi rút tạm ứng dự toán

Nợ TK 111 – Tiền mặt.

Có TK 337 – Tạm thu (3371).

Ngoài ra, ghi:

Có TK 008 – Dự toán chi hoạt động (008211, 008221).

  1. Chi trực tiếp từ quỹ trước đó đơn vị đã tạm ứng, là tiền mặt thuộc ngân sách nhà nước

Nợ TK 611 – Chi phí hoạt động.

Có TK 111 – Tiền mặt.

Nợ TK 337 – Tạm thu (3371).

Có TK 511 – Thu hoạt động do ngân sách Nhà nước cấp.

  1. Xuất tiền mặt tạm ứng cho lao động ở đơn vị

Nợ TK 141 – Tạm ứng.

Có TK 111 – Tiền mặt.

Trường hợp lao động thanh toán tạm ứng:

Nợ TK 611 – Chi phí hoạt động

Có TK 141 – Tạm ứng.

Nợ TK 337 – Tạm thu (3371).

Có TK 511 – Thu hoạt động do ngân sách Nhà nước cấp.

  1. Thanh toán bằng tiền mặt các khoản phải trả

Nợ các TK 331, 332, 334…

Có TK 111 – Tiền mặt.

Nợ TK 337 – Tạm thu (3371).

Có TK 511 – Thu hoạt động do ngân sách Nhà nước cấp.

  1. Ứng trước các khoản cho nhà cung cấp

Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán.

Có TK 111 – Tiền mặt.

Trường hợp thanh lý hợp đồng với nhà cung cấp:

Nợ 611 – Chi phí hoạt động

Có TK 331 – Phải trả cho người bán.

Nợ TK 337 – Tạm thu (3371)

Có TK 511 – Thu hoạt động do ngân sách Nhà nước cấp.

  1. Làm thủ tục thanh toán tạm ứng với ngân sách Nhà nước:

Có TK 008 – Dự toán chi hoạt động (008211, 008221) (ghi âm).

Có TK 008 – Dự toán chi hoạt động (008212, 008222) (ghi dương).

  1. Khi thu lệ phí, phí

Nợ TK 111 – Tiền mặt

Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng

Có TK 337 – Tạm thu (3373)

Hoặc có TK 138 – Phải thu khác (1383).

  1. Thu khoản phải thu khách hàng

Nợ TK 111 – Tiền mặt

Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng

Có TK 131 – Phải thu khách hàng.

  1. Thu hồi khoản từng cho lao động trong đơn vị tạm ứng

Nợ TK 111 – Tiền mặt

Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng

Có TK 141 – Tạm ứng.

  1. Thu hồi nợ phải thu nội bộ

Nợ TK 111 – Tiền mặt

Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng

Có TK 136 – Phải thu nội bộ

  1. Phát hiện quỹ thừa nhưng chưa xác định được nguyên nhân

Nợ TK 111 – Tiền mặt

Có TK 338 – Phải trả khác (3388).

  1. Lãi từ đầu tư trái phiếu, túi phiếu, cổ tức… và các khoản đầu tư khác

Nợ TK 111 – Tiền mặt

Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng

Có TK 138 – Phải thu khác (1381, 1382)

Hoặc có TK 515 – Doanh thu tài chính.

  1. Thu tiền bán hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ
  2. Hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB, GTGT, xuất khẩu, gián thu… kế toán phản ánh doanh thu bán hàng, theo giá chưa có thuế. Khi ghi nhận doanh thu phải tách riêng các khoản thuế theo từng ngày:

Nợ TK 111 – Tiền mặt (tổng giá thanh toán)

Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng

Có TK 531 – Doanh thu hoạt động dịch vụ, sản xuất kinh doanh với giá chưa có thuế GTGT

Có TK 333 – Các khoản phải nộp nhà nước

  1. Nếu các khoản thuế không tách ngay được mà phải ghi nhận doanh thu bao gồm cả các khoản thuế thì phải ghi:

Nợ TK 531 – Doanh thu hoạt động dịch vụ, sản xuất kinh doanh

Có TK 333 – Các khoản phải nộp nhà nước.

  1. Khi đơn vị vay tiền

Nợ TK 111 – Tiền mặt

Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng

Có TK 338 – Phải trả khác (3382).

  1. Nhận vốn góp từ các nhân, tổ chức và ngoài đơn vị

Nợ TK 111 – Tiền mặt

Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng

Có TK 411 – Nguồn vốn kinh doanh

  1. Bệnh nhận đặt tiền trước khi khám chữa tại viện, khách đặt tiền trước khi mua hàng hóa…

Nợ TK 111 – Tiền mặt

Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng

Có TK 131 – Phải thu khách hàng.

  1. Nhận ký quỹ, đặt cọc, ký cược

Nợ TK 111 – Tiền mặt

Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng

Có TK 348 – Nhận đặt cọc, ký quỹ, ký cược.

  1. Nhận lại tiền đơn vị đã ký quỹ, đặt cọc, ký cược

Nợ TK 111 – Tiền mặt

Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng

Có TK 248 – Ký cược, ký quỹ, đặt cọc

  1. Phát sinh khoản thu hộ

Nợ TK 111 – Tiền mặt

Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng

Có TK 338 – Phải trả khác (3381).

  1. Nhượng bán, thanh lý tài sản cố định
  2. Nhượng bán tài sản cố định được để lại đơn vị

Nợ TK 111- Tiền mặt (tính tổng giá thanh toán)

Nợ TK 112- Tiền gửi ngân hàng

Có TK 711 – Thu nhập khác (7111) (không bao gồm thuế GTGT)

Có TK 333 – Các khoản phải nộp nhà nước (3331) (nếu có).

  1. Nhượng bán, thanh lý tài sản cố định phải nộp lại ngân sách nhà nước

– Phản ánh số thu nhượng bán, thanh lý tài sản cố định

Nợ TK 111 – Tiền mặt

Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng

Có TK 337 – Tạm thu (3378).

– Phản ánh số chi nhượng bán, thanh lý tài sản cố định

Nợ TK 337 – Tạm thu (3378)

Có TK 111 – Tiền mặt.

– Chênh lệch chi nhỏ hơn thu khi nộp ngân sách nhà nước

Nợ TK 337 – Tạm thu (3378)

Có TK 333 – Các khoản phải nộp nhà nước

Nợ TK 333 – Các khoản phải nộp nhà nước

Có TK 111 – Tiền mặt

Có TK 112 – Tiền gửi ngân hàng

  1. Thu tiền bán hồ sơ mời thầu công trình XDCB bằng tiền ngân sách nhà nước
  2. Số thu bán hồ sơ mời thầu

Nợ TK 111 – Tiền mặt

Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng

Có TK 337 – Tạm thu (3378).

  1. b) Số chi lễ mở thầu

Nợ TK 337 – Tạm thu (3378)

Có TK 111 – Tiền mặt

Có TK 112 – Tiền gửi ngân hàng

  1. Chênh lệch chi nhỏ hơn thu phải nộp ngân sách nhà nước

Nợ TK 337- Tạm thu (3378)

Có TK 333- Các khoản phải nộp nhà nước

  1. Khi nộp

Nợ TK 333 – Các khoản phải nộp nhà nước

Có TK 111 – Tiền mặt.

Có TK 112 – Tiền gửi ngân hàng

  1. Duy trì hoạt động đơn vị bằng hoạt động đấu thầu mua sắm
  2. Phát sinh khoản thu từ đấu thầu để duy trình hoạt động đơn vị

Nợ TK 111 – Tiền mặt

Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng

Có TK 337 – Tạm thu (3378).

  1. Phát sinh chi phí cho quá trình đấu thầu

Nợ TK 337 – Tạm thu (3378)

Có TK 111 – Tiền mặt.

Có TK 112 – Tiền gửi ngân hàng

  1. Chênh lệch, chi – thu

– Nếu chi nhỏ hơn thu

Nợ TK 337 – Tạm thu (3378)

Có TK 511 – Thu do ngân sách nhà nước cấp (5118)

– Nếu chi lớn hơn thu

Nợ TK 611 – Chi phí hoạt động

Có TK 111 – Tiền mặt

  1. Bên thứ 3 bồi thường thiệt hại; không xác định được chủ các khoản nợ phải trả; tiền phạt vì khách vi phạm hợp đồng, thu nợ hoạt động kinh doanh sản xuất khó đòi; giản hoàn thuế

Nợ TK 111 – Tiền mặt

Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng

Có TK 711 – Thu nhập khác (7118).

  1. Mua vật liệu, nguyên liệu, dụng cụ, công cụ nhập kho

Nợ TK 152, 153

Có TK 111 – Tiền mặt.

Có TK 112 – Tiền gửi ngân hàng

– Nếu dùng ngân sách nhà nước, vay nợ nước ngoài, nguồn viện trợ:

Nợ TK 337- Tạm thu (3371, 3372, 3373)

Có TK 366 – Các khoản nhận trước chưa ghi thu (36612, 36622, 36632).

Có TK 014 – Nguồn phí khấu trừ, để lại

  1. Sau khi mua tài sản cố định đưa vào sử dụng ngay

Nợ các TK 211, 213

Có TK 111 – Tiền mặt.

Có TK 112 – Tiền gửi ngân hàng

Dùng nguồn ngân sách nhà nước, nguồn phí khấu trừ để lại, vay nợ nước ngoài, nguồn viện trợ để mua:

Nợ TK 337 – Tạm thu (3371, 3372, 3373)

Có TK 366 – Các khoản nhận trước chưa ghi thu (36611, 36621, 36631)

Có TK 014 – Nguồn phí để lại khấu trừ

  1. Mua vật liệu, nguyên liệu, dụng cụ, dịch vụ, hàng hóa để dùng các hoạt động dịch vụ, kinh doanh thuộc đối tượng chịu thuế GTGT thì giá vật liệu, dụng cụ, công vụ, tài sản cố định phản ánh theo giá mua chưa thuế giá trị gia tăng

Nợ các TK 152, 153, 156 (không bao gồm thuế)

Nợ TK 154 – Chi phí dịch vụ dở sang, sản xuất kinh doanh (nếu dùng ngay cho sản xuất kinh doanh, giá chưa có thuế)

Nợ các TK 211, 213 (nếu mua tài sản cố định chưa sử dụng ngay, không bao gồm thuế)

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 111 – Tiền mặt

Có TK 112 – Tiền gửi ngân hàng

DTH xin được chia sẻ những thông tin chi tiết nhất về kế toán hành chính sự nghiệp là gì và những định khoản chi tiết về kế toán hành chính sự nghiệp theo thông tư 107. Hy vọng sẽ giúp bạn có một cái nhìn tổng quan về kế toán hành chính sự nghiệp và thông tin  107.

Để có thể thuận lợi trong công việc của đơn vị Anh/chị và công việc kế toán năm 2023, DTH không ngừng nâng cấp, cải tiến phần mềm kế toán HCSN theo thông tư 107. Anh/Chị có thể truy cập tìm hiểu hoặc đăng ký dùng thử phần mềm kế toán HCSN tại đây.

Chúc Anh/chị thành công.

Nguồn: ST

Xem thêm:

Điểm danh hạn nộp tờ khai thuế, báo cáo về lao động 2023

Hồ sơ chứng minh người phụ thuộc đối với con cái từ ngày 01/01/2023 để giảm trừ thuế TNCN bao gồm những gì?

Hướng dẫn tạo cơ sở dữ liệu làm việc mới 2023 và cách thay đổi cơ sở sử liệu làm việc trên các phần mềm của DTHSoft

Thông báo lịch nghỉ tết dương lịch 2023 và các kênh hỗ trợ

Các loại báo cáo tài chính hiện nay cần phải biết

04 công việc kế toán cần lưu ý giai đoạn cuối năm 2022

27 điều kế toán ít quan tâm nhưng lại vô cùng thực tế!

Kinh nghiệm lập báo cáo tài chính 2022 đẹp, chuẩn

Mức thuế thu nhập cá nhân năm 2023 được áp dụng như thế nào?

Hướng dẫn cách đọc Báo cáo tài chính nhanh nhất

Sổ sách báo cáo tài chính năm 2022 gồm những gì? Thời hạn nộp?

Lịch nộp Tờ khai thuế, Báo cáo thuế 2023, Báo cáo tài chính 2022

Phần mềm kế toán chủ đầu tư theo Thông tư 79

Phần mềm kế toán hành chính sự nghiệp theo thông tư 107

Phần mềm kế toán doanh nghiệp mọi loại hình

Chat Online