Làm việc vào ngày Quốc khánh được tính lương thế nào? Tiền lương làm thêm giờ lễ Quốc khánh 2/9 có chịu thuế thu nhập cá nhân không?

29/08/2023

Làm việc vào ngày Quốc khánh được tính lương thế nào? Tiền lương làm thêm giờ lễ Quốc khánh 2/9 có chịu thuế thu nhập cá nhân không? Người sử dụng lao động Không thanh toán tiền lương làm việc ngày lễ Quốc khánh thì bị xử phạt như thế nào? Hãy cùng DTH tìm hiểu ở bài chia sẻ sau đây:

le-2-9.png

Ảnh minh họa: Nguồn Internet.

Làm việc vào ngày lễ Quốc khánh, người lao động được hưởng mức lương như thế nào?

Căn cứ Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 quy định tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, cụ thể như sau:

Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm

1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:

a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;

b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;

c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.

3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Theo đó, nếu đi làm ngày lễ Quốc khánh thì ngoài tiền lương ngày nghỉ lễ, người lao động còn được trả thêm lương làm thêm giờ.

Như vậy, nếu người lao động đi làm vào ngày lễ Quốc khánh thì người lao động sẽ được hưởng lương như sau:

- 100% tiền lương của ngày đi làm hôm đó;

- Cộng thêm ít nhất là 300% tiền lương của ngày đi làm hôm đó.

Như vậy, tổng số tiền lương người lao động có thể được hưởng ít nhất là 400%.

Tiền lương làm thêm giờ lễ Quốc khánh 2/9 có chịu thuế thu nhập cá nhân không?

Căn cứ điểm i khoản 1 Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTT quy định như sau:

Các khoản thu nhập được miễn thuế

1. Căn cứ quy định tại Điều 4 của Luật Thuế thu nhập cá nhân, Điều 4 của Nghị định số 65/2013/NĐ-CP, các khoản thu nhập được miễn thuế bao gồm:

...

i) Thu nhập từ phần tiền lương, tiền công làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc ban ngày, làm việc trong giờ theo quy định của Bộ luật Lao động. Cụ thể như sau:

i.1) Phần tiền lương, tiền công trả cao hơn do phải làm việc ban đêm, làm thêm giờ được miễn thuế căn cứ vào tiền lương, tiền công thực trả do phải làm đêm, thêm giờ trừ (-) đi mức tiền lương, tiền công tính theo ngày làm việc bình thường.

Ví dụ 2: Ông A có mức lương trả theo ngày làm việc bình thường theo quy định của Bộ luật Lao động là 40.000 đồng/giờ.

- Trường hợp cá nhân làm thêm giờ vào ngày thường, cá nhân được trả 60.000 đồng/giờ thì thu nhập được miễn thuế là:

60.000 đồng/giờ – 40.000 đồng/giờ = 20.000 đồng/giờ

- Trường hợp cá nhân làm thêm giờ vào ngày nghỉ hoặc ngày lễ, cá nhân được trả 80.000 đồng/giờ thì thu nhập được miễn thuế là:

80.000 đồng/giờ – 40.000 đồng/giờ = 40.000 đồng/giờ

i.2) Tổ chức, cá nhân trả thu nhập phải lập bảng kê phản ánh rõ thời gian làm đêm, làm thêm giờ, khoản tiền lương trả thêm do làm đêm, làm thêm giờ đã trả cho người lao động. Bảng kê này được lưu tại đơn vị trả thu nhập và xuất trình khi có yêu cầu của cơ quan thuế.

Theo quy định trên thì khoản tiền lương mà người lao động được trả cao hơn so với tiền lương của ngày làm việc bình thường do phải làm thêm giờ vào dịp lễ Quốc khánh (02/9/2023) thì được tính là khoản thu nhập được miễn thuế thu nhập cá nhân. Phần tiền lương, tiền công trả cao hơn do phải làm việc ban đêm, làm thêm giờ được miễn thuế được tính như sau:

Phần được miễn thuế = Tiền lương, tiền công thực trả do phải làm đêm, thêm giờ trừ (-) đi mức tiền lương, tiền công tính theo ngày làm việc bình thường.

Người sử dụng lao động Không thanh toán tiền lương làm việc ngày lễ Quốc khánh thì bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ theo khoản 2 và khoản 5 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như về hành vi không trả hoặc trả không đủ tiền lương của người lao động khi làm thêm giờ theo một trong các mức sau đây:

- Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

- Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

- Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;

- Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

- Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

Ngoài ra còn áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm.

Theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì mức phạt quy định nêu trên chỉ là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức sẽ bằng 02 lần mức phạt đối với cá nhân.

>>> Có thể bạn quan tâm:

Hiện nay, phần mềm Quản lý tiền lương và thuế TNCN (Dsoft HRM), phần mềm tiền lương dành cho khối HCSN là 1 trong những phần mềm ưu việt nhất trên thị trường, đáp ứng các quy định của Bộ tài chính, Bộ nội vụ...và đặc thù của ngành.

Đặc biệt thỏa mãn đối với một số cơ quan, tổ chức có tính chất đặc thù về các loại phụ cấp lương và tính chất lương như Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thuế và các tổ chức tương đươngDo đó, khi sử dụng phần mềm tính lương Dsoft HRM trong công việc, từ cán bộ tiền lương đến quản lý, lãnh đạo phụ trách có được công cụ hữu hiệu đảm bảo giải quyết triệt để các nghiệp vụ, sự vụ chính xác, nhanh chóng; giảm thiểu tối đa thời gian và nhân lực thực hiện như cách thức và phương pháp tính lương thông thường hiện đang sử dụng.

Cùng điểm lại lý do vì sao các đơn vị lựa chọn phần mềm Dsoft HRM cho công tác tính lương và thuế TNCN của đơn vị mình nhé:

- Chi phí đầu tư ban đầu phù hợp.

- Dich vụ chu đáo, nhiệt tình

- Đào tạo, hướng dẫn chuyên nghiệp

- Hiệu quả cao khi sử dụng sản phẩm

- Thời gian triển khai nhanh chóng.

- Nâng cấp, cập nhập, cải tiến phần mềm liên tục.

* Đặc biệt: Có khả năng tùy biến theo nhu cầu mà không cần đến sự can thiệp của đơn vị cung cấp phần mềm.

>>> Có thể bạn quan tâm và cần dùng thử : Phần mềm quản lý tiền lương Hành chính sự nghiệp <<<<

Nguồn: Sưu tầm - Thư viện Pháp luật.

Bài viết liên quan:

Phần mềm quản lý tiền lương hành chính sự nghiệp Dsoft HRM

Cục hải quan tỉnh Hà Tĩnh triển khai Phần mềm quản lý tiền lương Dsoft HRM

DTH triển khai thành công phần mềm kế toán chủ đầu tư tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng Thành phố Hà Nội

Triển khai thành công phần mềm Kế toán Chủ đầu tư Dsoft CĐT tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh

Ban quản lý dự án 6 - Bộ GTVT ứng dụng thành công PM Kế toán chủ đầu tư Dsoft CDT

Bài viết khác:

Cách tính thời gian bảo lưu đóng bảo hiểm thất nghiệp 2023

Phần mềm kế toán chủ đầu tư theo Thông tư 79

Hệ thống chứng từ bắt buộc của chế độ kế toán ban QLDA theo thông tư 79

Kế toán hành chính sự nghiệp là gì? Các định khoản kế toán hành chính sự nghiệp theo Thông tư 107

Giải thích nội dung và phương pháp ghi sổ kế toán - Thông tư 79/2019/TT-BTC

Hướng dẫn tạo năm làm việc mới và kết chuyển số dư sang năm mới 2023 trên phần mềm kế toán Chủ đầu tư - Dsoft CĐT

Danh mục sổ kế toán và các mẫu sổ còn lại - Hệ thống sổ KT của chế độ kế toán ban QLDA theo TT 79

Danh mục sổ kế toán và 13 mẫu sổ đầu tiên - Hệ thống sổ KT của chế độ kế toán ban QLDA theo TT 79

Hướng dẫn hạch toán của chế độ kế toán ban quản lý dự án thông tư 79/2019/TT-BTC

Phần mềm kế toán hành chính sự nghiệp theo thông tư 107

Chat Online