Vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước được phân bổ cho những nội dung nào? Cơ quan nào có trách nhiệm kiểm tra phân bổ nguồn vốn này?

22/05/2023

phan-bo-von-dau-tu-cong-nguon-ngan-sach-nha-nuoc.png

Ảnh minh họa.

Tải về: Nghị định 99/2021/NĐ-CP 

Nội dung phân bổ của vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước được quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 99/2021/NĐ-CP như sau:

Sau khi được cấp có thẩm quyền giao kế hoạch (bao gồm kế hoạch giao đầu năm, bổ sung hoặc điều chỉnh trong năm ngân sách), các bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân các cấp hoặc đơn vị dự toán cấp I ở địa phương (trường hợp được cấp trên phân cấp thực hiện phân bổ) triển khai các nội dung sau:

- Thực hiện phân bổ chi tiết vốn kế hoạch đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước cho từng nhiệm vụ, dự án theo các tiêu chí tại Mẫu số 01/PB, điều chỉnh phân bổ chi tiết vốn kế hoạch (nếu có) theo các tiêu chí tại Mẫu số 02/PB kèm theo Nghị định này gửi cơ quan tài chính cùng cấp để thực hiện việc quản lý, điều hành dự toán ngân sách nhà nước hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn Luật hiện hành, đồng gửi cơ quan kiểm soát, thanh toán cùng cấp. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổng hợp tình hình phân bổ chi tiết vốn kế hoạch đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước cho từng nhiệm vụ, dự án gửi Bộ Tài chính để quản lý, tổng hợp, báo cáo, có ý kiến bằng văn bản trong trường hợp phân bổ chưa đúng quy định, chưa đủ điều kiện giải ngân.

- Thực hiện giao chỉ tiêu và giao chi tiết vốn kế hoạch đầy đủ các tiêu chí tại Mẫu số 01/PB, điều chỉnh chi tiết vốn kế hoạch (nếu có) đầy đủ các tiêu chí tại Mẫu số 02/PB cho các chủ đầu tư để thực hiện, đồng gửi cơ quan kiểm soát, thanh toán nơi giao dịch để có căn cứ kiểm soát, thanh toán vốn.

- Các bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân các cấp hoặc đơn vị dự toán cấp I ở địa phương thực hiện phân bổ chi tiết vốn ứng trước dự toán ngân sách nhà nước năm sau (trường hợp được cấp có thẩm quyền cho phép ứng trước dự toán ngân sách nhà nước năm sau theo quy định) cho các nhiệm vụ, dự án của các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước trực thuộc và cấp dưới như đối với kế hoạch được giao trong năm.

- Thời gian thực hiện phân bổ chi tiết và giao kế hoạch vốn đầu tư công hàng năm cho các nhiệm vụ, dự án phải trước ngày 31 tháng 12 năm trước năm kế hoạch hoặc theo thời gian quy định cụ thể trong quyết định giao, bổ sung hoặc điều chỉnh vốn kế hoạch trong năm ngân sách của cấp có thẩm quyền. Trường hợp trong quyết định giao, bổ sung hoặc điều chỉnh vốn kế hoạch trong năm ngân sách của cấp có thẩm quyền không quy định thời hạn, chậm nhất 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định của cấp có thẩm quyền, các bộ, cơ quan trung ương và Ủy ban nhân dân các cấp hoặc đơn vị dự toán cấp I ở địa phương phải hoàn thành việc phân bổ và giao chi tiết kế hoạch theo quy định tại điểm a, điểm b khoản này.

Hoạt động kiểm tra phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước của trung ương

Hoạt động kiểm tra phân bổ đối với vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước do các bộ, cơ quan trung ương quản lý được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 8 Nghị định 99/2021/NĐ-CP như sau:

- Trong phạm vi 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản phân bổ chi tiết vốn kế hoạch đầu tư công của các bộ, cơ quan trung ương, Bộ Tài chính thực hiện kiểm tra phân bổ vốn theo quy định tại khoản 2 Điều 49 Luật Ngân sách nhà nước 2015. Trường hợp phát hiện việc phân bổ vốn không đúng danh mục, tổng mức, cơ cấu vốn chi tiết theo ngành, lĩnh vực, nhiệm vụ (nếu có), không đúng chính sách chế độ quy định, Bộ Tài chính có ý kiến bằng văn bản gửi các bộ, cơ quan trung ương đề nghị điều chỉnh lại theo đúng quy định, đồng gửi cơ quan kiểm soát, thanh toán (cấp trung ương và nơi giao dịch) để không thanh toán đối với các nhiệm vụ, dự án phân bổ vốn chưa đúng quy định. Trong phạm vi 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến của Bộ Tài chính, các bộ, cơ quan trung ương có trách nhiệm chỉ đạo chủ đầu tư của các nhiệm vụ, dự án được phân bổ vốn không đúng quy định hoàn trả ngân sách nhà nước số vốn đã giải ngân (nếu có).

- Trong phạm vi 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu của Bộ Tài chính, các bộ, cơ quan trung ương điều chỉnh lại và gửi văn bản phân bổ vốn điều chỉnh cho Bộ Tài chính, cơ quan kiểm soát, thanh toán (cấp trung ương và nơi giao dịch) để làm căn cứ thanh toán cho các nhiệm vụ, dự án đã đủ điều kiện. Trường hợp không thống nhất với ý kiến của Bộ Tài chính, các bộ, cơ quan trung ương có công văn báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Trong thời gian chờ quyết định của Thủ tướng Chính phủ, các bộ, cơ quan trung ương và chủ đầu tư không được thanh toán đối với phần vốn Bộ Tài chính yêu cầu xem xét phân bổ lại.

Hoạt động kiểm tra phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước của địa phương

Địa phương tiến hành quản lý, kiểm tra phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 8 Nghị định 99/2021/NĐ-CP như sau:

- Trong phạm vi 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản phân bổ chi tiết vốn kế hoạch đầu tư của đơn vị dự toán cấp I ở địa phương, cơ quan tài chính cùng cấp thực hiện kiểm tra phân bổ vốn theo quy định tại khoản 2 Điều 49 Luật Ngân sách nhà nước 2015. Trường hợp phát hiện việc phân bổ vốn không đúng danh mục, tổng mức, cơ cấu vốn chi tiết theo lĩnh vực, nhiệm vụ (nếu có), không đúng chính sách chế độ quy định, cơ quan tài chính có ý kiến gửi đơn vị dự toán cấp I đề nghị điều chỉnh lại theo đúng quy định, đồng gửi cơ quan kiểm soát, thanh toán nơi giao dịch để không thanh toán đối với các nhiệm vụ, dự án được phân bổ chưa đúng quy định. Trong phạm vi 07 ngày làm việc, đơn vị dự toán cấp I có trách nhiệm chỉ đạo chủ đầu tư các nhiệm vụ, dự án được phân bổ vốn không đúng quy định hoàn trả ngân sách nhà nước số vốn đã giải ngân (nếu có).

- Trong phạm vi 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu của cơ quan tài chính, đơn vị dự toán cấp I thực hiện điều chỉnh lại và gửi văn bản phân bổ vốn điều chỉnh cho cơ quan tài chính, cơ quan kiểm soát, thanh toán nơi giao dịch để thanh toán cho dự án đã đủ điều kiện. Trường hợp không thống nhất với ý kiến của cơ quan tài chính, đơn vị dự toán cấp I có ý kiến báo cáo Ủy ban nhân dân (cơ quan giao dự toán) xem xét, quyết định. Trong thời gian chờ Ủy ban nhân dân (cơ quan giao dự toán) xem xét, quyết định, đơn vị dự toán cấp I và chủ đầu tư không được thanh toán đối với phần vốn cơ quan tài chính yêu cầu xem xét phân bổ lại.

Có thể thấy, hoạt động kiểm tra phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước được quy định cụ thể tùy theo cấp quản lý của từng nhiệm vụ, dự án, được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.

>>> Có thể bạn quan tâm: Sử dụng vốn đầu tư công từ nguồn ngân sách nhà nước để thanh toán khối lượng hoàn thành của dự án xây dựng như thế nào? <<<   

Hiện nay phần mềm kế toán chủ đầu tư DSOFT - CĐT 2023 liên tục cập nhập và đáp ứng đầy đủ các mẫu biểu, chứng từ kho bạc, báo cáo, sổ sách theo quy định của Chính phủ, Bộ tài chính và Kho bạc nhà nước theo Thông tư 79/2019/TT-BTC, Nghị định 99/2021/NĐ-CP và nhiều thông tư/ nghị định liên quan khác. Phần mềm này sẽ giúp cho các đơn vị sử dụng vốn đầu tư công thực hiện quản lý hiệu quả các phát sinh của hoạt động ban quản lý và hoạt động dự án các nghiệp vụ liên quan như: Tiền mặt, tiền gửi, kho bạc, hoạt động đầu tư, vật tư hàng hóa, tài sản cố định, công cụ dụng cụ...

Các bạn có thể đăng ký Tư vấn và Tải về dùng thử MIỄN PHÍ tại đây.

Nguồn: ST - thuvienphapluat

QUAY LẠI 

Bài viết liên quan

Sử dụng vốn đầu tư công từ nguồn ngân sách nhà nước để thanh toán khối lượng hoàn thành của dự án xây dựng như thế nào?

Quy định về sổ kế toán của ban quản lý dự án sử dụng vốn đầu tư công

Quy định về báo cáo quyết toán của ban quản lý dự án sử dụng vốn đầu tư công?

Hồ sơ pháp lý của nhiệm vụ, dự án sử dụng vốn đầu tư công hàng năm được quy định như thế nào?

Kiểm tra phân bổ dự án sử dụng vốn đầu tư công hàng năm như thế nào?

Mức vốn tạm ứng dự án sử dụng vốn đầu tư công như thế nào?

Chứng từ kế toán áp dụng cho ban quản lý dự án sử dụng vốn đầu tư công được quy định như thế nào?

Nguyên tắc tạm ứng vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước được quy định như thế nào?

Tài khoản kế toán áp dụng cho Ban quản lý dự án sử dụng vốn đầu tư công được quy định như thế nào?

Đối tượng áp dụng Thông tư 107/2017/TT-BTC và Thông tư 79/2019/TT-BTC.

Thông tư 79/2019/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán cho ban quản lý dự án sử dụng vốn đầu tư công

Định khoản cơ bản cho kế toán chủ đầu tư theo TT79/2019/TT-BTC

Chức năng, nhiệm vụ của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng

Triển khai thành công phần mềm Kế toán Chủ đầu tư Dsoft CĐT tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh

DTH triển khai thành công phần mềm kế toán chủ đầu tư tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng Thành phố Hà Nội

Phần mềm kế toán chủ đầu tư theo Thông tư 79

Phần mềm kế toán HCSN theo Thông tư 107

Hệ thống chứng từ bắt buộc của chế độ kế toán ban QLDA theo thông tư 79

Giải thích nội dung và phương pháp ghi sổ kế toán - Thông tư 79/2019/TT-BTC

Hướng dẫn tạo năm làm việc mới và kết chuyển số dư sang năm mới 2023 trên phần mềm kế toán Chủ đầu tư - Dsoft CĐT

Danh mục sổ kế toán và các mẫu sổ còn lại - Hệ thống sổ KT của chế độ kế toán ban QLDA theo TT 79

Danh mục sổ kế toán và 13 mẫu sổ đầu tiên - Hệ thống sổ KT của chế độ kế toán ban QLDA theo TT 79

Hướng dẫn hạch toán của chế độ kế toán ban quản lý dự án thông tư 79/2019/TT-BTC

Chat Online