1. Đề xuất giảm thuế GTGT từ 10% xuống 8% trong 6 tháng đầu năm 2024
Tại dự thảo Nghị quyết về giảm thuế giá trị gia tăng mới nhất đã đề xuất mức giảm thuế GTGT 06 tháng đầu năm 2024 như sau:
- Giảm 2% thuế suất thuế GTGT, áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% (còn 8%), trừ một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sau: Viễn thông, công nghệ thông tin, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, sản xuất kim loại và sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, ngành khai khoáng (không kể khai thác than), sản xuất than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất, các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Ảnh minh họa: Đề xuất giảm thuế GTGT từ 10% xuống 8% trong 6 tháng đầu năm 2024 - Nguồn Internet.
Việc giảm thuế GTGT cho từng loại hàng hóa, dịch vụ được áp dụng thống nhất tại các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công, kinh doanh thương mại.
- Mức giảm thuế GTGT như sau:
+ Cơ sở kinh doanh được áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 8% đối với hàng hóa, dịch vụ quy định nêu trên.
+ Cơ sở kinh doanh (bao gồm cả hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh) tính thuế GTGT theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu được giảm 20% mức tỷ lệ % để tính thuế GTGT khi thực hiện xuất hóa đơn đối với hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế GTGT theo quy định nêu trên.
- Thời gian giảm thuế GTGT được áp dụng từ ngày 01/01/2024 đến hết ngày 30/6/2024.
2. Sự cần thiết tiếp tục ban hành chính sách giảm thuế giá trị gia tăng 2%
Theo Công văn 11239/BTC-CST ban hành ngày 13/10/2023 nêu rõ sự cần thiết tiếp tục ban hành chính sách giảm thuế GTGT 2% như sau:
Do đại dịch Covid-19 xảy ra đã gây hậu quả nặng nề và kéo dài, tác động đến mọi mặt kinh tế đời sống, kinh tế, xã hội, cùng với sự biến đổi khí hậu, thiên tai, bão lũ đã làm cho nền kinh tế xã hội nước ta phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức lớn, rất gay gắt, nặng nề, hầu hết các ngành lĩnh vực đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Bên cạnh đó, sau thời gian dài chống chịu với đại dịch Covid-19, doanh nghiệp trong nước đang trong quá trình phục hồi nên hoạt động sản xuất kinh doanh tiếp tục gặp khó khăn. Thời gian tới, dự báo tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường.
Do vậy, cần tiếp tục có giải pháp về chính sách tài chính để thúc đẩy tổng cầu tiêu dùng trong nước.
Trong năm 2022, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong đó đã đề ra giải pháp giảm thuế GTGT 2% đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất GTGT 10% từ ngày 01/2/2022 đến hết ngày 31/12/2022.
Năm 2023, trước khó khăn của nền kinh tế, Quốc hội tiếp tục thực hiện chính sách giảm thuế GTGT theo Nghị quyết 43/2022/QH15 từ ngày 01/7/2023 đến hết ngày 31/12/2023 tại Nghị quyết 101/2023/QH15, ngày 24/6/2023 của Quốc hội về Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.
Giải pháp giảm thuế GTGT cùng với các giải pháp thuế, phí, lệ phí khác đang tạo điều kiện rất lớn giúp doanh nghiệp giảm được chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận, tăng khả năng kích cầu.
Do đó, để kịp thời ứng phó với diễn biến tình hình kinh tế - xã hội, đồng thời cân nhắc, tính toán phù hợp với điều kiện thực tế, cần triển khai quyết liệt, hiệu quả các giải pháp hỗ trợ về thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất đã ban hành trong năm 2023 và nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp về giảm thuế, phí, lệ phí cho năm 2024 như:
- Tiếp tục xem xét giảm thuế GTGT 2% và xem xét giảm mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu như đã áp dụng của năm 2023;
- Tiếp tục rà soát giảm mức thuế suất thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu để hỗ trợ sản xuất, kinh doanh trong nước; giảm mức thu một số khoản phí, lệ phí.
Trên cơ sở đánh giá kết quả đạt được của giải pháp giảm thuế GTGT 2% theo Nghị quyết 101/2023/QH15, việc tiếp tục thực hiện giảm thuế GTGT trong 6 tháng đầu năm 2024 nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân là cần thiết.
>>> Có thể bạn quan tâm:
Hiện nay, phần mềm Quản lý tiền lương và thuế TNCN (Dsoft HRM), phần mềm tiền lương dành cho khối HCSN là 1 trong những phần mềm ưu việt nhất trên thị trường, đáp ứng các quy định của Bộ tài chính, Bộ nội vụ...và đặc thù của ngành.
Đặc biệt thỏa mãn đối với một số cơ quan, tổ chức có tính chất đặc thù về các loại phụ cấp lương và tính chất lương như Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thuế và các tổ chức tương đương. Do đó, khi sử dụng phần mềm tính lương Dsoft HRM trong công việc, từ cán bộ tiền lương đến quản lý, lãnh đạo phụ trách có được công cụ hữu hiệu đảm bảo giải quyết triệt để các nghiệp vụ, sự vụ chính xác, nhanh chóng; giảm thiểu tối đa thời gian và nhân lực thực hiện như cách thức và phương pháp tính lương thông thường hiện đang sử dụng.
Cùng điểm lại lý do vì sao các đơn vị lựa chọn phần mềm Dsoft HRM cho công tác tính lương và thuế TNCN của đơn vị mình nhé:
- Chi phí đầu tư ban đầu phù hợp.
- Dịch vụ chu đáo, nhiệt tình
- Đào tạo, hướng dẫn chuyên nghiệp
- Hiệu quả cao khi sử dụng sản phẩm
- Thời gian triển khai nhanh chóng.
- Nâng cấp, cập nhập, cải tiến phần mềm liên tục.
* Đặc biệt: Có khả năng tùy biến theo nhu cầu mà không cần đến sự can thiệp của đơn vị cung cấp phần mềm.
>>> Có thể bạn quan tâm và cần dùng thử : Phần mềm quản lý tiền lương Hành chính sự nghiệp <<<<
Nguồn: Sưu tầm - Thư viện Pháp luật.
Bài viết liên quan:
Công việc kế toán cần làm trong tháng 11/2023
Quy định tiền lương, phụ cấp đóng thuế TNCN mới nhất 2023
Những điều cán bộ, công chức, viên chức cần biết về bảng lương mới khi cải cách tiền lương
Chốt sổ bảo hiểm xã hội 2023: Kế toán, nhân sự và người lao động cần biết
Mức lương tối thiểu vùng hiện nay và sớm đề xuất tăng lương tối thiểu vùng 2024
Quy định về việc thông báo chấm dứt HĐLĐ mới nhất 2023
Phần mềm quản lý tiền lương hành chính sự nghiệp Dsoft HRM
Cục hải quan tỉnh Hà Tĩnh triển khai Phần mềm quản lý tiền lương Dsoft HRM
Ban quản lý dự án 6 - Bộ GTVT ứng dụng thành công PM Kế toán chủ đầu tư Dsoft CDT
Bài viết khác:
03 loại ấn chỉ không còn giá trị sử dụng
Công việc Kế Toán cần làm trong tháng 10 năm 2023
Cách tính thời gian bảo lưu đóng bảo hiểm thất nghiệp 2023
Phần mềm kế toán chủ đầu tư theo Thông tư 79
Hệ thống chứng từ bắt buộc của chế độ kế toán ban QLDA theo thông tư 79
Kế toán hành chính sự nghiệp là gì? Các định khoản kế toán hành chính sự nghiệp theo Thông tư 107
Giải thích nội dung và phương pháp ghi sổ kế toán - Thông tư 79/2019/TT-BTC
Danh mục sổ kế toán và các mẫu sổ còn lại - Hệ thống sổ KT của chế độ kế toán ban QLDA theo TT 79
Danh mục sổ kế toán và 13 mẫu sổ đầu tiên - Hệ thống sổ KT của chế độ kế toán ban QLDA theo TT 79
Hướng dẫn hạch toán của chế độ kế toán ban quản lý dự án thông tư 79/2019/TT-BTC