Chuẩn bị đến kỳ hạn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động hằng năm và để giải quyết cho thắc mắc: nếu công ty không đóng BHXH cho người lao động thì có phải nộp báo cáo này không. DTH xin chia sẻ bài viết về đề này như sau:
1. Không đóng BHXH có phải nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động?
Người sử dụng lao động là tổ chức/cá nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận (theo khoản 2 Điều 3 Bộ luật Lao động năm 2019).Theo Điều 12 Bộ luật Lao động 2019 quy định trách nhiệm quản lý lao động của người sử dụng lao động như sau:
- Lập, cập nhật, quản lý, sử dụng sổ quản lý lao động bằng bản giấy hoặc bản điện tử và xuất trình khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
- Khai trình việc sử dụng lao động trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày bắt đầu hoạt động, định kỳ báo cáo tình hình thay đổi về lao động trong quá trình hoạt động với cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và thông báo cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, doanh nghiệp có sử dụng lao động không phân biệt lao động đó có phải đóng bảo hiểm xã hội hay không thì đều phải làm báo cáo tình hình sử dụng lao động.
Ảnh minh họa: Không đóng BHXH có phải nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động không?- Nguồn Internet.
2. Không có mã đơn vị BHXH, nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động thế nào?
Doanh nghiệp có 02 cách để nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động, trong đó nếu nộp qua Cổng dịch vụ công Quốc gia thì bắt buộc doanh nghiệp phải có mã đơn vị BHXH.
Trường hợp không có mã đơn vị BHXH, doanh nghiệp có thể nộp trực tiếp báo cáo tình hình sử dụng lao động tới Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và thông báo đến cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.
Nếu người lao động làm việc trong khu công nghiệp, khu kinh tế thì gửi hồ sơ đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện và Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế để theo dõi.
Lưu ý: Các doanh nghiệp thành lập từ ngày 04/01/2021 (thời điểm Nghị định 01/2021/NĐ-CP có hiệu lực) mã số doanh nghiệp đồng thời là mã số đơn vị tham gia BHXH của doanh nghiệp.
Từ thời điểm này, doanh nghiệp không cần đăng ký mã đơn vị tham gia BHXH.
Đối với các doanh nghiệp đã thành lập trước thời điểm này, đăng ký mã đơn vị tham gia BHXH theo quy định tại Điều 97 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, Điều 23 Quyết định 595/QĐ-BHXH, khoản 16 Điều 2 Quyết định 490/QĐ-BHXH như sau:
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ tham gia BHXH lần đầu gồm:
- Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS).
- Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu D02-TS).
Bước 2: Đơn vị nộp tờ khai TK3-TS cho cơ quan BHXH quận/huyện nơi doanh nghiệp đăng ký trụ sở chính.
Bước 3: Nhận kết quả báo về qua địa chỉ email đăng ký về việc được cấp mã đơn vị BHXH. Trong khoảng thời gian từ 01 - 07 ngày làm việc Cơ quan BHXH sẽ cấp mã đơn vị.
3. Doanh nghiệp không báo cáo sử dụng lao động bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ theo Điều 8 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi sau đây:
+ Không khai trình việc sử dụng lao động theo quy định;
+ Thu tiền của người lao động tham gia tuyển dụng lao động;
+ Không thể hiện, nhập đầy đủ thông tin về người lao động vào sổ quản lý lao động kể từ ngày người lao động bắt đầu làm việc;
+ Không xuất trình sổ quản lý lao động khi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
+ Phân biệt đối xử trong lao động trừ các hành vi phân biệt đối xử quy định tại điểm d khoản 1 Điều 13, khoản 2 Điều 23, khoản 1 Điều 36 và khoản 2 Điều 37 Nghị định 12/2022/NĐ-CP;
+ Sử dụng lao động chưa qua đào tạo hoặc chưa có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với nghề, công việc phải sử dụng lao động đã được đào tạo hoặc phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia;
+ Không báo cáo tình hình thay đổi về lao động theo quy định;
+ Không lập sổ quản lý lao động hoặc lập sổ quản lý lao động không đúng thời hạn hoặc không đảm bảo các nội dung cơ bản theo quy định pháp luật.
- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: lôi kéo; dụ dỗ; hứa hẹn; quảng cáo gian dối hoặc thủ đoạn khác để lừa gạt người lao động hoặc để tuyển dụng người lao động với mục đích bóc lột, cưỡng bức lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Lưu ý: Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP mức xử lý hành chính này là mức phạt đối với người sử dụng lao động là cá nhân, đối với doanh nghiệp (tổ chức) mức phạt tiền sẽ gấp 02 lần.
Như vậy, người sử dụng lao động không thực hiện cáo cáo tình hình thay đổi về lao động theo đúng thời hạn quy định sẽ bị phạt từ 10 - 20 triệu đồng.
>>> Có thể bạn quan tâm:
Hiện nay, phần mềm Quản lý tiền lương và thuế TNCN (Dsoft HRM), phần mềm tiền lương dành cho khối HCSN là 1 trong những phần mềm ưu việt nhất trên thị trường, đáp ứng các quy định của Bộ tài chính, Bộ nội vụ...và đặc thù của ngành.
Đặc biệt thỏa mãn đối với một số cơ quan, tổ chức có tính chất đặc thù về các loại phụ cấp lương và tính chất lương như Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thuế và các tổ chức tương đương. Do đó, khi sử dụng phần mềm tính lương Dsoft HRM trong công việc, từ cán bộ tiền lương đến quản lý, lãnh đạo phụ trách có được công cụ hữu hiệu đảm bảo giải quyết triệt để các nghiệp vụ, sự vụ chính xác, nhanh chóng; giảm thiểu tối đa thời gian và nhân lực thực hiện như cách thức và phương pháp tính lương thông thường hiện đang sử dụng.
Cùng điểm lại lý do vì sao các đơn vị lựa chọn phần mềm Dsoft HRM cho công tác tính lương và thuế TNCN của đơn vị mình nhé:
- Chi phí đầu tư ban đầu phù hợp.
- Dịch vụ chu đáo, nhiệt tình
- Đào tạo, hướng dẫn chuyên nghiệp
- Hiệu quả cao khi sử dụng sản phẩm
- Thời gian triển khai nhanh chóng.
Nâng cấp, cập nhập, cải tiến phần mềm liên tục.
* Đặc biệt: Có khả năng tùy biến theo nhu cầu mà không cần đến sự can thiệp của đơn vị cung cấp phần mềm.
>>> Có thể bạn quan tâm và cần dùng thử : Phần mềm quản lý tiền lương Hành chính sự nghiệp <<<<
Nguồn: Sưu tầm.
Bài viết liên quan:
Một số quy định về sổ kế toán hành chính, sự nghiệp
Các khoản thu nhập từ đầu tư vốn chịu thuế TNCN
Những nội dung nào bắt buộc phải có trong chứng từ kế toán năm 2023
Kỳ kế toán được quy định như thế nào trong năm 2023
Các quy định về việc lập, lưu trữ và ký chứng từ kế toán năm 2023
Các quy định cần biết về báo cáo quyết toán đơn vị hành chính sự nghiệp 2023
Thế nào là vi phạm hành chính về thuế, vi phạm hành chính về hóa đơn?
Đề xuất giảm thuế GTGT từ 10% xuống 8% trong 6 tháng đầu năm 2024
Công việc kế toán cần làm trong tháng 11/2023
Quy định tiền lương, phụ cấp đóng thuế TNCN mới nhất 2023
Những điều cán bộ, công chức, viên chức cần biết về bảng lương mới khi cải cách tiền lương
Chốt sổ bảo hiểm xã hội 2023: Kế toán, nhân sự và người lao động cần biết
Mức lương tối thiểu vùng hiện nay và sớm đề xuất tăng lương tối thiểu vùng 2024
Quy định về việc thông báo chấm dứt HĐLĐ mới nhất 2023
Phần mềm quản lý tiền lương hành chính sự nghiệp Dsoft HRM
Cục hải quan tỉnh Hà Tĩnh triển khai Phần mềm quản lý tiền lương Dsoft HRM
Ban quản lý dự án 6 - Bộ GTVT ứng dụng thành công PM Kế toán chủ đầu tư Dsoft CDT
Bài viết khác:
03 loại ấn chỉ không còn giá trị sử dụng
Công việc Kế Toán cần làm trong tháng 10 năm 2023
Cách tính thời gian bảo lưu đóng bảo hiểm thất nghiệp 2023
Phần mềm kế toán chủ đầu tư theo Thông tư 79
Hệ thống chứng từ bắt buộc của chế độ kế toán ban QLDA theo thông tư 79
Kế toán hành chính sự nghiệp là gì? Các định khoản kế toán hành chính sự nghiệp theo Thông tư 107
Giải thích nội dung và phương pháp ghi sổ kế toán - Thông tư 79/2019/TT-BTC
Danh mục sổ kế toán và các mẫu sổ còn lại - Hệ thống sổ KT của chế độ kế toán ban QLDA theo TT 79
Danh mục sổ kế toán và 13 mẫu sổ đầu tiên - Hệ thống sổ KT của chế độ kế toán ban QLDA theo TT 79
Hướng dẫn hạch toán của chế độ kế toán ban quản lý dự án thông tư 79/2019/TT-BTC