Tài liệu kế toán sao chụp phải được chụp từ bản chính, có giá trị và thực hiện lưu trữ như bản chính, phải có chữ ký và dấu xác nhận (nếu có) của người đại diện theo pháp luật đơn vị kế toán lưu bản chính hoặc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định tạm giữ, tịch thu tài liệu kế toán. Vậy tài liệu kế toán sao chụp được quy định như thế nào? Hãy cùng DTH tìm hiểu ở bài chia sẻ sau đây:
1. Tài liệu kế toán được sao chụp như thế nào?
Tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 174/2016/NĐ-CP, tài liệu kế toán sao chụp được quy định như sau:
Tài liệu kế toán sao chụp phải được chụp từ bản chính. Tài liệu kế toán sao chụp có giá trị và thực hiện lưu trữ như bản chính. Trên tài liệu kế toán sao chụp phải có chữ ký và dấu xác nhận (nếu có) của người đại diện theo pháp luật đơn vị kế toán lưu bản chính hoặc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định tạm giữ, tịch thu tài liệu kế toán.
Ảnh minh họa: Kế toán cần biết - Tài liệu kế toán sao chụp được quy định như thế nào? Nguồn Internet.
2. Các trường hợp đơn vị kế toán được phép sao chụp tài liệu kế toán
Các trường hợp đơn vị kế toán được phép sao chụp tài liệu kế toán được quy định tại khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 6 Nghị định 174/2016/NĐ-CP bao gồm:
- Trường hợp đơn vị kế toán có dự án vay nợ, viện trợ của nước ngoài theo cam kết phải nộp chứng từ kế toán bản chính cho nhà tài trợ nước ngoài thì chứng từ kế toán sao chụp sử dụng tại đơn vị phải có chữ ký và dấu xác nhận (nếu có) của người đại diện theo pháp luật (hoặc người được ủy quyền) của nhà tài trợ hoặc của đơn vị kế toán.
- Trường hợp dự án, chương trình, đề tài do một cơ quan, đơn vị chủ trì nhưng được triển khai ở nhiều cơ quan, đơn vị khác nhau thì chứng từ kế toán được lưu trữ tại cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng kinh phí dự án, chương trình, đề tài. Trường hợp có quy định phải gửi chứng từ về cơ quan, đơn vị chủ trì thì cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng kinh phí thực hiện sao chụp chứng từ kế toán và gửi bản sao chụp có chữ ký và dấu xác nhận (nếu có) của người đại diện theo pháp luật (hoặc người được ủy quyền) của đơn vị cho cơ quan, đơn vị chủ trì.
- Trường hợp tài liệu kế toán của đơn vị kế toán bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền tạm giữ hoặc tịch thu bản chính thì tài liệu kế toán sao chụp để lại đơn vị phải có chữ ký và dấu xác nhận (nếu có) của người đại diện theo pháp luật (hoặc người được ủy quyền) của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định tạm giữ hoặc tịch thu tài liệu kế toán theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 174/2016/NĐ-CP.
- Trường hợp tài liệu kế toán bị mất hoặc bị hủy hoại do nguyên nhân khách quan như thiên tai, lũ lụt, hỏa hoạn và các nguyên nhân khách quan khác thì đơn vị kế toán phải đến đơn vị mua, đơn vị bán hàng hóa, dịch vụ hoặc các đơn vị có liên quan khác để xin sao chụp tài liệu kế toán. Trên tài liệu kế toán sao chụp phải có chữ ký và dấu xác nhận (nếu có) của người đại diện theo pháp luật (hoặc người được ủy quyền) của đơn vị mua, đơn vị bán hoặc các đơn vị có liên quan khác.
- Trường hợp đơn vị có liên quan đến việc cung cấp tài liệu kế toán để sao chụp đã giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động thì người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán cần sao chụp tài liệu kế toán phải thành lập hội đồng và lập "Biên bản xác định các tài liệu kế toán không thể sao chụp được" đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc xác định đó (khoản 6 Điều 6 Nghị định 174/2016/NĐ-CP).
3. Các lưu ý khi sao chụp tài liệu kế toán trong trường hợp tài liệu kế toán của đơn vị kế toán bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền tạm giữ hoặc tịch thu bản chính
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 174/2016/NĐ-CP thì trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền tạm giữ hoặc tịch thu tài liệu kế toán thì đơn vị kế toán và người đại diện theo pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền tạm giữ hoặc tịch thu tài liệu kế toán phải lập "Biên bản giao nhận tài liệu kế toán". "Biên bản giao nhận tài liệu kế toán" phải ghi rõ: Lý do, loại tài liệu, số lượng từng loại tài liệu, kỳ kế toán và các nội dung cần thiết khác của từng loại tài liệu bị tạm giữ hoặc bị tịch thu; nếu tạm giữ thì ghi rõ thời gian sử dụng, thời gian trả lại tài liệu kế toán.
Người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán và người đại diện theo pháp luật (hoặc người được ủy quyền) của cơ quan nhà nước có thẩm quyền tạm giữ hoặc tịch thu tài liệu kế toán phải ký tên và đóng dấu (nếu có) vào "Biên bản giao nhận tài liệu kế toán", đồng thời đơn vị kế toán phải sao chụp tài liệu kế toán bị tạm giữ hoặc bị tịch thu. Trên tài liệu kế toán sao chụp phải có chữ ký và dấu xác nhận (nếu có) của người đại diện theo pháp luật (hoặc người được ủy quyền) của cơ quan nhà nước có thẩm quyền tạm giữ hoặc tịch thu tài liệu kế toán.
Đối với tài liệu kế toán lập trên phương tiện điện tử thì đơn vị kế toán phải in ra giấy và ký xác nhận, đóng dấu (nếu có) để cung cấp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền tạm giữ hoặc tịch thu tài liệu kế toán.
>>> Có thể bạn quan tâm:
Nếu bạn đang băn khoăn lựa chọn phần mềm kế toán HCSN để giải quyết cho công việc kế toán của đơn vị mình, các bạn có thể tham khảo phần mềm kế toán HCSN của DTH vì lý do sau đây.
Phần mềm kế toán hành chính sự nghiệp Dsoft HCSN là công cụ đắc lực hỗ trợ các đơn vị hành chính sự nghiệp đơn thuần, đơn vị sự nghiệp có thu, đơn vị có hoạt động sản xuất kinh doanh thực hiện các nghiệp vụ liên quan: Tiền mặt, tiền gửi, kho bạc, vật tư hàng hóa, tài sản cố định, công cụ dụng cụ theo các loại hình như sau:
1. Đơn vị hành chính sự nghiệp đơn thuần.
2. Đơn vị hành chính sự nghiệp có thu.
3. Đơn vị hành chính sự nghiệp có hoạt động kinh doanh.
Phần mềm kế toán hành chính sự nghiệp Dsoft HCSN đáp ứng đầy đủ các mẫu biểu, chứng từ kho bạc, báo cáo, sổ sách theo quy định hiện hành và đặc thù từng ngành, từng địa phương.
Mời bạn tải bản dùng thử MIỄN PHÍ: Tại đây.
>>>Có thể bạn quan tâm: Phần mềm kế toán hành chính sự nghiệp theo Thông tư 107<<<
Nguồn: Sưu tầm - Thư viện Pháp luật
Bài viết liên quan:
Những hành vi nào bị cấm trong lĩnh vực kế toán
Không đóng BHXH có phải nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động không?
Một số quy định về sổ kế toán hành chính, sự nghiệp
Các khoản thu nhập từ đầu tư vốn chịu thuế TNCN
Những nội dung nào bắt buộc phải có trong chứng từ kế toán năm 2023
Kỳ kế toán được quy định như thế nào trong năm 2023
Các quy định về việc lập, lưu trữ và ký chứng từ kế toán năm 2023
Các quy định cần biết về báo cáo quyết toán đơn vị hành chính sự nghiệp 2023
Thế nào là vi phạm hành chính về thuế, vi phạm hành chính về hóa đơn?
Đề xuất giảm thuế GTGT từ 10% xuống 8% trong 6 tháng đầu năm 2024
Công việc kế toán cần làm trong tháng 11/2023
Quy định tiền lương, phụ cấp đóng thuế TNCN mới nhất 2023
Những điều cán bộ, công chức, viên chức cần biết về bảng lương mới khi cải cách tiền lương
Chốt sổ bảo hiểm xã hội 2023: Kế toán, nhân sự và người lao động cần biết
Mức lương tối thiểu vùng hiện nay và sớm đề xuất tăng lương tối thiểu vùng 2024
Quy định về việc thông báo chấm dứt HĐLĐ mới nhất 2023
Phần mềm quản lý tiền lương hành chính sự nghiệp Dsoft HRM
Cục hải quan tỉnh Hà Tĩnh triển khai Phần mềm quản lý tiền lương Dsoft HRM
Ban quản lý dự án 6 - Bộ GTVT ứng dụng thành công PM Kế toán chủ đầu tư Dsoft CDT
Bài viết khác:
03 loại ấn chỉ không còn giá trị sử dụng
Công việc Kế Toán cần làm trong tháng 10 năm 2023
Cách tính thời gian bảo lưu đóng bảo hiểm thất nghiệp 2023
Phần mềm kế toán chủ đầu tư theo Thông tư 79
Hệ thống chứng từ bắt buộc của chế độ kế toán ban QLDA theo thông tư 79
Kế toán hành chính sự nghiệp là gì? Các định khoản kế toán hành chính sự nghiệp theo Thông tư 107
Giải thích nội dung và phương pháp ghi sổ kế toán - Thông tư 79/2019/TT-BTC
Danh mục sổ kế toán và các mẫu sổ còn lại - Hệ thống sổ KT của chế độ kế toán ban QLDA theo TT 79
Danh mục sổ kế toán và 13 mẫu sổ đầu tiên - Hệ thống sổ KT của chế độ kế toán ban QLDA theo TT 79
Hướng dẫn hạch toán của chế độ kế toán ban quản lý dự án thông tư 79/2019/TT-BTC