Ảnh minh họa: Chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ đầu tháng 6/2023
1. Hướng dẫn phân loại tài sản cố định của cơ quan nhà nước
Đây là nội dung tại Thông tư 23/2023/TT-BTC ngày 25/4/2023 hướng dẫn chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản cố định do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
Theo đó, phân loại tài sản cố định của cơ quan nhà nước như sau:
- Phân loại theo tính chất, đặc điểm tài sản gồm:
+ Tài sản cố định hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất, có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định.
+ Tài sản cố định vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất mà cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp đã đầu tư chi phí tạo lập tài sản hoặc được hình thành qua quá trình hoạt động.
+ Tài sản cố định đặc thù là những tài sản không xác định được chi phí hình thành hoặc không đánh giá được giá trị thực nhưng yêu cầu phải quản lý chặt chẽ về hiện vật (như: cổ vật, hiện vật trưng bày trong bảo tàng, lăng tẩm, di tích lịch sử được xếp hạng, tài liệu cổ, tài liệu quý hiếm...), tài sản cố định là thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập.
- Phân loại theo nguồn gốc hình thành tài sản:
+ Tài sản cố định hình thành do mua sắm.
+ Tài sản cố định hình thành do đầu tư xây dựng.
+ Tài sản cố định được giao, nhận điều chuyển.
+ Tài sản cố định được tặng cho, khuyến mại (bao gồm cả trường hợp nhà cung cấp đổi tài sản cũ bằng tài sản mới sau một thời gian sử dụng theo chính sách của nhà sản xuất/nhà cung cấp).
+ Tài sản cố định khi kiểm kê phát hiện thừa (chưa được theo dõi trên sổ kế toán).
+ Tài sản cố định đơn vị sự nghiệp công lập được nhận sau khi hết thời hạn liên doanh, liên kết theo quy định tại khoản 6 Điều 47 Nghị định 151/2017/NĐ-CP
+ Tài sản cố định được hình thành từ nguồn khác.
Thông tư 23/2023/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 10/6/2023 và thay thế Thông tư 45/2018/TT-BTC ngày 07/5/2018.
Tải về: Thông tư 23/2023/TT-BTC
2. Sửa đổi hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực
Ngày 21/4/2023, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư 10/2023/TT-BCT sửa đổi Thông tư 21/2020/TT-BCT quy định về trình tự, thủ tục cấp giấy phép hoạt động điện lực, có hiệu lực từ ngày 09/6/2023.
Theo đó, hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực bao gồm:
- Trường hợp thay đổi tên hoặc địa chỉ trụ sở của đơn vị theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Thông tư 21/2020/TT-BCT , hồ sơ bao gồm các nội dung sau:
+ Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực theo Mẫu 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 21/2020/TT-BCT;
+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận thành lập (đối với các tổ chức không có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) của tổ chức đề nghị cấp giấy phép.
- Trường hợp tổ chức đề nghị cấp giấy phép nhận chuyển giao tài sản hoặc giảm bớt một phần phạm vi hoạt động từ đơn vị đã được cấp giấy phép hoạt động điện lực, hồ sơ đề nghị sửa đổi giấy phép hoạt động điện lực bao gồm:
+ Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực theo Mẫu 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 21/2020/TT-BCT;
+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận thành lập (đối với các tổ chức không có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) của tổ chức đề nghị cấp giấy phép;
+ Tài liệu chứng minh việc chuyển giao tài sản; tài liệu chứng minh việc chuyển giao nhân sự hoặc tài liệu về đội ngũ trực tiếp quản lý kỹ thuật, quản lý vận hành, chuyên gia tư vấn theo các quy định tương ứng tại khoản 3 Điều 6, khoản 3 Điều 7, khoản 3 Điều 8 và khoản 3 Điều 9 Thông tư 21/2020/TT-BCT trong trường hợp có sự thay đổi nhân sự.
3. Hướng dẫn quy trình công nhận người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945
Đây là nội dung tại Thông tư 14/2023/TT-BCA hướng dẫn quy trình công nhận và thực hiện chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng thuộc trách nhiệm của Bộ Công an.
Quy trình công nhận người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945 như sau:
-Cá nhân viết bản khai theo Mẫu số 01 Phụ lục I Nghị định 131/2021/NĐ-CP gửi Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi thường trú kèm theo một trong các giấy tờ quy định tại Điều 5 Nghị định 131/2021/NĐ-CP.
- Sau khi nhận đủ các giấy tờ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 7 Nghị định 131/2021/NĐ-CP do Ủy ban nhân dân cấp xã chuyển đến, Ban Thường Vụ Đảng ủy Công an Trung ương giao Cục Tổ chức cán bộ chủ trì thẩm định, báo cáo.
- Cục Tổ chức cán bộ trong thời gian 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ, có trách nhiệm phối hợp với Công an đơn vị, địa phương liên quan xác minh, hoàn thiện hồ sơ, đề nghị Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương xem xét, ban hành quyết định công nhận người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945 theo Mẫu số 49 Phụ lục I Nghị định 131/2021/NĐ-CP; chuyển hồ sơ kèm theo quyết định công nhận đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người hưởng trợ cấp thường trú để thực hiện chế độ ưu đãi.
Thông tư 14/2023/TT-BCA có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/6/2023 và thay thế Thông tư 61/2013/TT-BCA.
4. Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Phân cấp công trình phục vụ thiết kế xây dựng
Đây là nội dung tại Thông tư 05/2022/TT-BXD về QCVN 03:2022/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Phân cấp công trình phục vụ thiết kế xây dựng.
Theo đó, ban hành QCVN 03:2022/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Phân cấp công trình phục vụ thiết kế xây dựng.
- Quy chuẩn này quy định về việc phân cấp công trình theo các tiêu chí sau:
+ Hậu quả do kết cấu công trình bị hư hỏng hoặc phá hủy (sau đây gọi là cấp hậu quả);
+ Thời hạn sử dụng theo thiết kế của công trình;
+ Phân loại kỹ thuật về cháy đối với công trình (hoặc các phần của công trình, sau đây gọi chung là công trình), bao gồm: bậc chịu lửa, cấp nguy hiểm cháy kết cấu và nhóm nguy hiểm cháy theo công năng.
- Quy chuẩn này áp dụng để xác định các giải pháp kinh tế - kỹ thuật khi thiết kế các công trình dân dụng, công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật và các công trình dạng nhà khác.
- Quy chuẩn này áp dụng khi thiết kế xây dựng mới các công trình quy định tại 1.1.2 của quy chuẩn này, và khuyến khích áp dụng khi thiết kế cải tạo các công trình hiện hữu.
- Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng tại Việt Nam.
Thông tư 05/2022/TT-BXD có hiệu lực kể từ ngày 01/6/2023 và thay thế Thông tư 12/2012/TT-BXD ngày 28/12/2012.
Nguồn: ST - Thư viện pháp luật
Bài viết liên quan:
Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ cuối tháng 5/2023
5 Kiến thức căn bản nhất về kế toán bạn cần phải nhớ
3 điểm mới trong quyết toán thuế TNCN năm 2023
Hướng dẫn tự quyết toán thuế TNCN online mới nhất năm 2023
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2023
Tổng hợp cách thức rà soát các tài khoản trước khi lập BCTC
Những mặt hàng áp dụng thuế suất thuế GTGT 0% năm 2023
Những thông tin phải biết về Chứng từ khấu trừ thuế TNCN Điện Tử
Công việc kế toán cần thực hiện vào đầu năm tài chính 2023
Quy định mới về tiền lương, phụ cấp, trợ cấp có hiệu lực từ năm 2023
Hướng dẫn khai nộp thuế khoán năm 2023 cho hộ, cá nhân kinh doanh
06 quy định mới về hưởng BHXH từ ngày 15/02/2023
Hệ thống chứng từ bắt buộc của chế độ kế toán ban QLDA theo thông tư 79
Kế toán hành chính sự nghiệp là gì? Các định khoản kế toán hành chính sự nghiệp theo Thông tư 107
Điểm danh hạn nộp tờ khai thuế, báo cáo về lao động 2023
Thông báo lịch nghỉ tết dương lịch 2023 và các kênh hỗ trợ
Các loại báo cáo tài chính hiện nay cần phải biết
04 công việc kế toán cần lưu ý giai đoạn cuối năm 2022
27 điều kế toán ít quan tâm nhưng lại vô cùng thực tế!
Kinh nghiệm lập báo cáo tài chính 2022 đẹp, chuẩn
Mức thuế thu nhập cá nhân năm 2023 được áp dụng như thế nào?
Hướng dẫn cách đọc Báo cáo tài chính nhanh nhất
Sổ sách báo cáo tài chính năm 2022 gồm những gì? Thời hạn nộp
Lịch nộp Tờ khai thuế, Báo cáo thuế 2023, Báo cáo tài chính 2022