Hướng dẫn cách tính tiền thai sản khi sinh con năm 2023

22/07/2023

Ai được hưởng chế độ thai sản khi sinh con? Điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con? Tính tiền thai sản khi sinh con năm 2023 như thế nào?...

Hãy cùng Phần mềm DTH tìm hiểu và xem hướng dẫn cách tính tiền thai sản khi sinh con năm 2023 ở bài chia sẻ sau đây:

che-do-thai-san-2023.png

Ảnh minh họa - Nguồn Internet

1. Ai được hưởng chế độ thai sản khi sinh con?

Theo khoản 1 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Lao động nữ mang thai;

Lao động nữ sinh con;

- Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

- Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

- Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

Lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh con.

Như vậy, đối tượng được hưởng chế độ thai sản khi sinh con sẽ bao gồm lao động nữ sinh con và lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh con.

2. Điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con

Theo Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con như sau:

* Đối với lao động nữ sinh con:

- Lao động nữ sinh con phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

- Lao động nữ sinh con đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng BHXH từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

- Lao động nữ sinh con đủ điều kiện quy định mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

* Đối với lao động nam thì đảm bảo điều kiện là phải đang đóng BHXH và có vợ sinh con.

3. Hướng dẫn cách tính tiền thai sản khi sinh con năm 2023

3.1. Tiền nghỉ những ngày đi khám thai

* Theo Điều 32 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về thời gian hưởng chế độ khi khám thai như sau:

- Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.

- Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 32 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

* Mức hưởng tiền nghỉ những ngày đi khám thai được tính theo khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:

- Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. 

Trường hợp lao động nữ hưởng chế độ khi khám thai đóng BHXH chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;

- Mức hưởng một ngày đối với trường hợp hưởng chế độ khi khám thai được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày.

Từ quy định trên thì công thức tính tiền thai sản khi khám thai như sau:

Tiền thai sản = Số ngày nghỉ  x   (100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ khám thai/24)

3.2. Tiền trợ cấp một lần khi sinh con

* Mức trợ cấp một lần khi sinh con theo Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:

- Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.

- Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia BHXH thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.

* Theo đó, tại Nghị định 24/2023/NĐ-CP thì mức lương cơ sở hiện nay là 1.800.000 đồng.

Từ quy định trên thì mức trợ cấp một lần khi sinh con = 1.800.000 đồng x 02 = 3.600.000 đồng.

3.3. Tiền thai sản trong thời gian sinh con

* Đối với lao động nữ sinh con:

- Thời gian hưởng chế độ thai sản trong thời gian sinh con theo khoản 1 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:

Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.

- Mức hưởng chế độ thai sản trong thời gian sinh con theo khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:

Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

- Ví dụ về trường hợp hưởng chế độ thai sản trong thời gian sinh con theo khoản 1 Điều 12 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH:

(VD1) Chị C sinh con vào ngày 16/3/2016, có quá trình đóng BHXH như sau:

- Từ tháng 10/2015 đến tháng 01/2016 (4 tháng) đóng BHXH với mức lương 5.000.000 đồng/tháng;

- Từ tháng 02/2016 đến tháng 3/2016 (2 tháng) đóng BHXH với mức lương 6.500.000 đồng/tháng.

Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc của chị C được tính như sau:

Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc = ((5.000.000 x 4) + (6.500.000 x 2))/6 = 5.500.000 (đồng/tháng) 

Như vậy, mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc để làm cơ sở tính hưởng chế độ thai sản của chị C là 5.500.000 đồng/tháng.

Và số tiền hưởng chế độ thai sản trong thời gian sinh con của chị C = 5.500.000 đồng/tháng x 6 tháng = 33.000.000 đồng.

(VD2) Chị D sinh con ngày 13/5/2017 (thuộc trường hợp khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền), có quá trình đóng BHXH như sau:

- Từ tháng 5/2014 đến tháng 4/2016 (24 tháng) đóng BHXH với mức lương 8.500.000 đồng/tháng;

- Từ tháng 5/2016 đến tháng 8/2016 (4 tháng) đóng BHXH với mức lương 7.000.000 đồng/tháng;

- Từ tháng 9/2016 đến tháng 4/2017 (8 tháng), nghỉ dưỡng thai, không đóng BHXH.

Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc của chị D được tính như sau:

Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghĩ việc = ((7.000.000 x 4) + (8.500.000 x 2))/6 = 7.500.000 (đồng/tháng)

Như vậy, mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc để làm cơ sở tính hưởng chế độ thai sản của chị D là 7.500.000 đồng/tháng.

Và số tiền mà chị D được hưởng chế độ thai sản trong thời gian sinh con = 7.500.000 đồng/tháng x 6 tháng = 45.000.000 đồng.

* Đối với lao động nữ sau khi sinh con mà con chết:

- Thời gian hưởng chế độ thai sản khi sinh con mà con chết theo khoản 3 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:

+ Trường hợp sau khi sinh con, nếu con dưới 02 tháng tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ việc 04 tháng tính từ ngày sinh con; 

+ Nếu con từ 02 tháng tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc 02 tháng tính từ ngày con chết, nhưng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không vượt quá trước và sau khi sinh con là 06 tháng; 

Thời gian này không tính vào thời gian nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động.

- Mức hưởng chế độ thai sản trong thời gian sinh con theo khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:

Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

* Đối với lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh con:

** Khi nghỉ chế độ thai sản trong vòng 30 ngày kể từ ngày vợ sinh con:

- Thời gian hưởng chế độ thai sản đối với lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh con tại khoản 2 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:

Lao động nam đang đóng BHXH khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:

+ 05 ngày làm việc;

+ 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;

+ Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;

+ Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.

- Mức hưởng chế độ thai sản trong vòng 30 ngày kể từ ngày vợ sinh con đối với lao động nam theo điểm a và điểm b khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:

+ Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. 

Trường hợp người lao động đóng BHXH chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng BHXH;

+ Mức hưởng một ngày đối với trường hợp hưởng chế độ thai sản với lao động nam có vợ sinh con trong vòng 30 ngày kể từ ngày sinh tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày;

Theo đó, công thức tính tiền thai sản như sau:

Tiền thai sản = Số ngày nghỉ   x   (100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ /24)

** Trường hợp hưởng chế độ thai sản của vợ:

Theo khoản 4, 5, 6, 7 Điều 34 và Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định  về các trường hợp lao động nam hưởng chế độ thai sản của vợ như sau:

Trường hợp 1: Chỉ có mẹ tham gia BHXH mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ.

+ Tiền thai sản 01 tháng = 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của người mẹ

+ Tiền thai sản 1 ngày trong trường hợp có ngày lẻ = Tiền thai sản 01 tháng/ 30

Trường hợp 2: Cả cha và mẹ đều tham gia BHXH mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ.

+ Tiền thai sản 01 tháng = 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của người cha.

+ Tiền thai sản 1 ngày trong trường hợp có ngày lẻ = Tiền thai sản 01 tháng/ 30

Trường hợp 3: Chỉ có mẹ tham gia BHXH nhưng không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con mà chết thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.

+ Tiền thai sản 01 tháng = 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của người mẹ

+ Tiền thai sản 1 ngày trong trường hợp có ngày lẻ = Tiền thai sản 01 tháng/ 30

Trường hợp 4: Cả cha và mẹ đều tham gia BHXH nhưng người mẹ không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con mà chết thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.

+ Tiền thai sản 01 tháng = 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của người cha.

+ Tiền thai sản 1 ngày trong trường hợp có ngày lẻ = Tiền thai sản 01 tháng/ 30

Trường hợp 5: Chỉ có cha tham gia BHXH mà mẹ chết sau khi sinh con hoặc gặp rủi ro sau khi sinh mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.

+ Tiền thai sản 01 tháng = 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của người cha.

+ Tiền thai sản 1 ngày trong trường hợp có ngày lẻ = Tiền thai sản 01 tháng/ 30

Lưu ý: Đối với trường hợp người cha đóng BHXH chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng BHXH.

4. Tiền dưỡng sức sau sinh

- Thời gian hưởng chế độ thai sản dưỡng sức sau sinh theo khoản 1 và khoản 2 Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:

+ Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày.

+ Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.

+ Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:

++ Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;

++ Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;

++ Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.

- Mức hưởng chế độ thai sản dưỡng sức sau sinh  một ngày bằng 30% mức lương cơ sở theo khoản 3 Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 với công thức như sau:

Tiền dưỡng sức sau sinh = Số ngày nghỉ dưỡng sức * 30% * 1.800.000.

Thông tin bạn có thể quan tâm>>>

Phần mềm Quản lý tiền lương và thuế TNCN (Dsoft HRM)  Của DTH hiện đang là một trong những phần mềm ưu việt nhất dành cho khối HCSN bởi tính đáp ứng các quy định của Bộ tài chính, Bộ nội vụ...và đặc thù của ngành.

Đặc biệt thỏa mãn đối với một số cơ quan, tổ chức có tính chất đặc thù về các loại phụ cấp lương và tính chất lương đặc thù, khi sử dụng phần mềm tính lương Dsoft HRM trong công việc, từ cán bộ tiền lương đến quản lý, lãnh đạo phụ trách có được công cụ hữu hiệu đảm bảo giải quyết triệt để các nghiệp vụ, sự vụ chính xác, nhanh chóng; giảm thiểu tối đa thời gian và nhân lực thực hiện như cách thức và phương pháp tính lương thông thường hiện đang sử dụng.

Lý do vì sao phần lớn các đơn vị lựa chọn phần mềm Dsoft HRM cho công tác tính lương của đơn vị:

- Chi phí đầu tư ban đầu phù hợp.

- Dich vụ chu đáo, nhiệt tình

- Đào tạo, hướng dẫn chuyên nghiệp

- Hiệu quả cao khi sử dụng sản phẩm

- Thời gian triển khai nhanh chóng.

- Nâng cấp, cập nhập, cải tiến phần mềm liên tục.

* Đặc biệt: Có khả năng tùy biến theo nhu cầu mà không cần đến sự can thiệp của đơn vị cung cấp phần mềm.

>>> Có thể bạn quan tâm và cần dùng thử : Phần mềm quản lý tiền lương Hành chính sự nghiệp <<<<

Nguồn: Sưu tầm - Thư viện pháp luật.

Bài viết liên quan:

Từ ngày 01/7/2023 giảm 2% thuế GTGT

Chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ đầu tháng 6/2023

Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ cuối tháng 5/2023

5 Kiến thức căn bản nhất về kế toán bạn cần phải nhớ

3 điểm mới trong quyết toán thuế TNCN năm 2023

Hướng dẫn tự quyết toán thuế TNCN online mới nhất năm 2023

Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2023 

Tổng hợp cách thức rà soát các tài khoản trước khi lập BCTC

Những mặt hàng áp dụng thuế suất thuế GTGT 0% năm 2023

Những thông tin phải biết về Chứng từ khấu trừ thuế TNCN Điện Tử

Công việc kế toán cần thực hiện vào đầu năm tài chính 2023

Quy định mới về tiền lương, phụ cấp, trợ cấp có hiệu lực từ năm 2023

Hướng dẫn khai nộp thuế khoán năm 2023 cho hộ, cá nhân kinh doanh

06 quy định mới về hưởng BHXH từ ngày 15/02/2023

Hệ thống chứng từ bắt buộc của chế độ kế toán ban QLDA theo thông tư 79

Kế toán hành chính sự nghiệp là gì? Các định khoản kế toán hành chính sự nghiệp theo Thông tư 107

Điểm danh hạn nộp tờ khai thuế, báo cáo về lao động 2023

Hồ sơ chứng minh người phụ thuộc đối với con cái từ ngày 01/01/2023 để giảm trừ thuế TNCN bao gồm những gì?

Thông báo lịch nghỉ tết dương lịch 2023 và các kênh hỗ trợ

Các loại báo cáo tài chính hiện nay cần phải biết

04 công việc kế toán cần lưu ý giai đoạn cuối năm 2022

27 điều kế toán ít quan tâm nhưng lại vô cùng thực tế!

Kinh nghiệm lập báo cáo tài chính 2022 đẹp, chuẩn

Mức thuế thu nhập cá nhân năm 2023 được áp dụng như thế nào?

Hướng dẫn cách đọc Báo cáo tài chính nhanh nhất

Sổ sách báo cáo tài chính năm 2022 gồm những gì? Thời hạn nộp

Lịch nộp Tờ khai thuế, Báo cáo thuế 2023, Báo cáo tài chính 2022

Chat Online